Những người ủng hộ công nghệ sổ cái phân tán, được biết đến với tên gọi là blockchain, xem đó là một trong những cách tốt nhất để đảm bảo giao dịch. Những việc nghe rằng bất cứ điều gì là “tốt nhất” ngay lập tức làm cho tôi hoài nghi. Chính xác thì bằng cách nào blockchain đảm bảo an ninh tốt hơn các quy trình giao dịch truyền thống? Chúng ta hãy cùng xem.
Blockchain – Bảo vệ bởi các khối
Một blockchain, như tên gọi của nó, là một chuỗi (chain) các “khối” (block) kỹ thuật số có chứa các bản ghi giao dịch. Mỗi khối được liên kết với tất cả các khối trước và sau nó. Điều này làm cho việc giả mạo một bản ghi là rất khó khăn, vì một hacker sẽ cần phải thay đổi khối có chứa hồ sơ đó cũng như tất cả các khối kết nối với khối đó để tránh bị phát hiện. Chỉ điều này thôi có vẻ không phải là một sự ngăn cản hữu hiệu, nhưng blockchain có một số đặc điểm vốn có khác giúp cung cấp thêm các phương tiện bảo mật.
Các bản ghi trên một blockchain được bảo vệ thông qua mã hóa. Những người tham gia mạng có các chìa khóa riêng của riêng họ được gán cho các giao dịch mà họ thực hiện và hoạt động dưới dạng chữ ký số cá nhân. Nếu một bản ghi bị thay đổi, chữ ký sẽ trở nên không hợp lệ và mạng ngang hàng sẽ biết ngay rằng có chuyện đã xảy ra. Cảnh báo sớm luôn rất quan trọng nếu muốn ngăn ngừa các thiệt hại có thể diễn ra thêm.
Thật không may cho những hacker vốn đầy tham vọng, các blockchain được phân tán và phân phối qua các mạng ngang hàng và liên tục được cập nhật và đồng bộ. Vì chúng không được lưu trữ ở một vị trí trung tâm, các blockchain không có một điểm lỗi duy nhất và không thể thay đổi từ một máy tính duy nhất. Cần một lượng rất lớn sức mạnh tính toán để truy cập vào mọi điểm (hoặc ít nhất 51 %) của một blockchain và thay đổi tất cả cùng một lúc. Đã có một số cuộc tranh luận chưa ngã ngũ về việc liệu điều này có nghĩa là các mạng lưới blockchain nhỏ có thể dễ bị tấn công. Trong bất kỳ trường hợp nào, mạng của bạn càng lớn, blockchain càng có khả năng chống lại sự phá hoại.
Nhìn sơ qua, các blockchain có một số tính năng rất đáng mong muốn có thể giúp bảo mật dữ liệu giao dịch của bạn. Tuy nhiên, có những điều kiện và yêu cầu khác để xem xét nếu bạn muốn sử dụng một blockchain cho kinh doanh.
Các blockchain không được tạo ra giống nhau
Việc nhận thức được thực tế này là rất quan trọng khi đánh giá liệu công nghệ bạn chọn có tính năng bảo mật mà bạn yêu cầu hay không. Ngày nay, có hai loại blockchain chính, công cộng và tư nhân, với một số biến thể. Các blockchain công cộng và tư nhân khác nhau ở một vài điểm chính có thể ảnh hưởng đến mức độ bảo mật mà chúng cung cấp.
Sự khác biệt rõ ràng nhất là các blockchain công cộng sử dụng các máy tính kết nối với internet công cộng để xác nhận các giao dịch và nhóm chúng vào các khối để thêm vào sổ cái. Bất kỳ máy tính nào có kết nối Internet đều có thể tham gia. Trái lại, blockchain tư nhân thông thường chỉ cho phép các tổ chức nó đã biết tham gia. Chúng tạo thành một mạng lưới kinh doanh riêng chỉ giành cho các thành viên. Sự khác biệt này có ý nghĩa quan trọng đối với việc thông tin (có thể là thông tin mật) được lưu trữ ở đâu trong mạng và ai có quyền truy cập vào nó. Chỉ cần nhìn từ khía cạnh đó, bạn có thể thấy một blockchain công cộng có lẽ không thích hợp cho doanh nghiệp. Một khác biệt quan trọng và có liên quan là các blockchain công cộng thường được thiết kế theo nguyên tắc giấu tên, trong khi các blockchain tư nhân sử dụng nhận dạng để xác nhận tư cách thành viên và quyền truy cập, và do đó những người tham gia trong mạng biết chính xác họ đang giao dịch với ai.
Blockchain công cộng và tư nhân còn khác nhau ở một điểm chính nữa là cách các giao dịch được xác minh. Về cơ bản, để một giao dịch được thêm vào blockchain, những người tham gia mạng phải đồng ý rằng đó là phiên bản duy nhất của sự thật. Điều đó được thực hiện thông qua sự đồng thuận. Bitcoin có lẽ là ví dụ được biết đến nhiều nhất trong các blockchain công cộng và nó đạt được sự đồng thuận thông qua việc “đào”. Để đào được đồng Bitcoin, các máy tính trong mạng (‘thợ đào’) cố gắng giải quyết một vấn đề được mã hóa phức tạp để tạo ra bằng chứng công việc. Có hạn chế là điều này đòi hỏi một sức mạnh tính toán khổng lồ, đặc biệt là đối với các blockchain công cộng có quy mô lớn.
Ngoài ra, một blockchain tư nhân bao gồm một mạng lưới cấp phép, trong đó sự đồng thuận có thể đạt được thông qua một quá trình được gọi là “chứng thực chọn lọc”, chỉ những người dùng được xác nhận mới có thể xác minh giao dịch. Ưu điểm của điều này đối với doanh nghiệp là chỉ những người tham gia có quyền truy cập và quyền hạn thích hợp mới có thể duy trì sổ cái giao dịch. Vẫn còn một số vấn đề với phương pháp này, bao gồm cả các mối đe dọa từ bên trong, nhưng đa số có thể được giải quyết bằng một cơ sở hạ tầng an toàn cao.
Một mạng lưới blockchain chỉ an toàn như cơ sở hạ tầng của nó
Khi thiết lập một blockchain riêng, bạn phải quyết định nền tảng tốt nhất để triển khai. Mặc dù blockchain có các thuộc tính vốn có cung cấp bảo mật, các lỗ hổng được biết đến trong cơ sở hạ tầng của bạn có thể bị thao túng bởi những người có ý định xấu. Lý tưởng nhất là bạn nên có một cơ sở hạ tầng với an ninh tích hợp mà có thể:
- Ngăn chặn bất cứ ai – ngay cả người dùng gốc và quản trị viên – truy cập thông tin nhạy cảm
- Từ chối những nỗ lực trái phép nhằm thay đổi dữ liệu hoặc ứng dụng trong mạng.
- Cẩn thận bảo vệ các mã khóa bằng cách sử dụng các tiêu chuẩn an ninh cao nhất để chúng không bao giờ có thể bị chiếm dụng.
— Curtis Miles, IBM Blockchain Blog
Biên tập bởi: Peergopeer.com
The post Bảo mật Blockchain: Điều gì giữ cho dữ liệu giao dịch của bạn an toàn? appeared first on Tin tức blockchain, bitcoin và cryptocurrency.
Nhận xét
Đăng nhận xét